top of page
  • Writer's pictureToản Phùng

Xuất huyết dạ dày có nên uống sữa hay không

Xuất huyết dạ dày có nên uống sữa không? Đây là một băn khoăn của nhiều bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày khi đang phải đau đầu chọn lựa thực phẩm ăn uống hàng ngày vì điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị bệnh lý này. Vậy người bệnh có nên uống sữa không? Nên chọn loại sữa nào phù hợp, tốt nhất?


Xuất huyết dạ dày có nên uống sữa không?


Sữa là một loại thức uống vô cùng bổ dưỡng đối với cơ thể con người do đó sữa đã trở thành món ăn quen thuộc đối với mọi người. 

Theo đó, sữa tươi gần như đáp ứng đầy đủ thành phần các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là:


Protein: Trong sữa bò tươi – đồ uống quen thuộc của mọi gia đình, các nhà khoa học phát hiện ra lượng protein và calories (cal) khá cao vào khoảng 67Kcal/100ml sữa.


Chất béo: Có khoảng hơn 4% chất béo trong sữa tươi nguyên chất. Chất béo trong sữa rất tốt cho sự phát triển của não, tái tạo các mô tế bào và ổn định mạch.


Vitamin: Người ta tìm thấy trong sữa có các loại vitamin như: Vitamin A, Vitamin B, Vitamin B2, Vitamin B12, Vitamin D…


Các loại khoáng chất khác: Sữa cũng chứa hàng loạt các khoáng chất quan trọng như: Canxi, magie, phốt pho…


Vai trò của sữa đối với đời sống con người là không thể phủ nhận. Tuy nhiên bị xuất huyết dạ dày có nên uống sữa hay không?


Theo các chuyên gia Tiêu hóa, người mắc bệnh đau dạ dày nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng có thể uống sữa. Hàm lượng protein cao cùng với hàng loạt vitamin, khoáng chất có trong sữa sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và củng cố hệ miễn dịch. 


Không ít độc giả thắc mắc sữa tươi thì uống được, vậy sữa chua thì sao? Sữa chua là một chế phẩm phổ biến nhất từ sữa. Sữa tươi bình thường có môi trường trung tính nên không ảnh hưởng tới môi trường axit trong bao tử nhưng sữa chua lên men thì chuyển sang môi trường axit nhẹ nên người bị bệnh về dạ dày cần chú ý thời gian ăn. 


Tuy nhiên tính axit của sữa chua không làm tăng lượng dịch vị axit trong dạ dày. Nguyên nhân là do sữa tươi lên men thành sữa chua, từ đường đôi chuyển hóa thành đường đơn glucose và galactose – đây đều là những chất sẽ chuyển hóa thành axit lactic – một chất rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn. 


Đặc biệt, trong sữa chua còn có hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột đồng thời có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp – tác nhân gây ra các bệnh lý liên quan tới dạ dày. 


Từ các thông tin trên, có thể thấy, sữa tươi cũng như sữa chua cùng các chế phẩm khác từ sữa (váng sữa, phô mai) rất có lợi cho những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày. 


Để nâng cao tác dụng của sữa, người bệnh nên uống sữa cách xa 3 bữa ăn chính, khoảng từ 1 đến 2 tiếng và uống sữa trước khi đi ngủ 2 tiếng.


Lưu ý khi uống sữa nếu bị xuất huyết dạ dày


Một ngày bạn nên uống 2 cốc sữa:

Uống buổi sáng: Cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho một ngày làm việc và học tậpUống buổi tối: Giúp ngủ ngon hơn, tăng khả năng hấp thu canxi, phát triển chiều cao, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ


Dù biết được những tác dụng tốt của sữa, người bệnh bị xuất huyết dạ dày cũng không nên uống quá nhiều đồ uống này hàng ngày. Nếu uống quá nhiều sữa, bạn có thể bị chướng bụng, đầy hơi, khó chịu, thậm chí là trào ngược dạ dày. 


Ngoài ra khi uống sữa, bạn không nên đun sôi hay nấu sữa quá lâu, không uống chung sữa với nước trái cây vì sẽ làm mất hết các chất dinh dưỡng có trong thức uống bổ dưỡng này. Đặc biệt, người bệnh không nên uống sữa chung với các loại thuốc vì có thể làm thuốc mất tác dụng. 


Một lưu ý nữa đối với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày khi uống sữa, đó là không nên uống sữa để quá lạnh vì nhiệt độ thấp có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày vốn đang bị tổn thương, chưa lành lại hoàn toàn. 


Thắc mắc “Xuất huyết dạ dày có nên uống sữa không?” đã được chúng tôi giải đáp. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh xuất huyết dạ dày.

6 views0 comments

Recent Posts

See All

Trào ngược dạ dày có lây không? phòng tránh ra sao

Lên đến 2/3 dân số đã và đang mắc phải chính bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tại Việt Nam, đã có khoảng hơn 7 triệu các bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc phải trào ngược dạ dày. Vì sao các con số này

Suy thận có nguy hiểm không? Triệu chứng như thế nào?

Thận là một cơ quan rất quan trọng ở trong cơ thể để giúp loại bỏ các chất độc tố đi ra ngoài theo con đường nước tiểu. Bệnh suy thận tức là khi bạn thận mất dần các chức năng của mình, các tình trạng

Viêm phổi ăn gì và không nên ăn gì

Đối với bệnh nhân viêm phổi, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng, có thể góp phần làm cho bệnh tình chuyển biến tốt hơn hay tồi tệ đi. Bài viết sau đây sẽ cho bạn lời khuyên nên cho bệnh nhân v

bottom of page